()

18 tiêu chuẩn SEO onpage đáp ứng xu hướng SEO 2020

Đánh giá thứ hạng của website ngày càng có nhiều tiêu chuẩn. Google thường xuyên thay đổi thuật toán của mình. Trong đó, nó đánh mạnh vào tiêu chuẩn SEO onpage mà khá nhiều SEOer từ lâu vẫn xem nhẹ.

Vậy những tiêu chuẩn ấy là gì? Hãy theo dõi 21 tiêu chuẩn SEO onpage cho web năm 2020 dưới đây.

1. SEO Onpage là gì?

Một cái cây có thể chịu được gió to, bão lớn cần có một bộ rễ bám chắc vào lòng đất. Một ngôi nhà vững chắc cần có một nền móng vững chắc. Và website cũng vậy.

SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là gì?

Ngày nay, muốn SEO website lên top cao và bền vững thì cần phải tối ưu ngay từ đầu. Nếu không tính đến việc tối ưu ngay từ khi thiết kế, xây dựng website thì cũng như bạn xây một ngôi nhà trên nền móng không ổn định. Công việc đó chính là SEO onpage.

SEO onpage là tập hợp các phương pháp tối ưu các yếu tố hiển thị trong trang web. Nhằm cải thiện thứ hạng của web trên công cụ tìm kiếm. Cách này mang lại hiệu quả nhanh chóng vì bạn hoàn toàn kiểm soát được kết quả hoạt động của mình. Không phải chờ đợi kết quả phân tích, chạy backlink như cách SEO offpage.

2. Tại sao phải tối ưu Onpage website?

Trong SEO coi Content is King. Do vậy nhiều người đang cố gắng xây dựng những content độc đáo, sáng tạo để hấp dẫn người đọc. Tuy nhiên, khi đăng lên web thì bài viết thôi chưa đủ. Bạn cần phải đảm bảo nó chuẩn SEO onpage, tối ưu SEO onpage để được công cụ tìm kiếm đánh giá cao.

Bài viết chuẩn SEO ngày từ đầu sẽ giúp bạn kiểm soát được hiệu quả ngay từ đầu. Tiết kiệm thời gian cho công việc tối ưu sau này. Việc bài viết chuẩn SEO cần đảm bảo các tiêu chí như Title, meta description, h1, h2, h3… Khi bạn đăng lên web của mình sẽ nhìn rõ được các vấn đề này. Vấn đề nào chưa được thì cần tối ưu lại.

Bảng giá dịch vụ SEO tổng thể

Bảng giá SEO tổng thể

21 TIÊU CHUẨN SEO ONPAGE 2020

Năm 2020 đánh dấu một năm nhiều thay đổi trong thuật toán xếp hạng của Google. Công cụ tìm kiếm này ngày càng khắt khe hơn trong việc đánh giá vì có quá nhiều trường phái SEO onpage hiện nay. Nó ảnh hưởng lớn đến sự công bằng, tính minh bạch trong SEO. Chính vì vậy, tối ưu SEO onpage cũng phải đạt nhiêu tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể là:

1. Tối ưu URL

Trong SEO onpage URL có sự ảnh hưởng lớn, nhất là khả năng lên Top cao. Muốn tối ưu URL bạn cần để cho nó càng ngắn càng tốt, có từ khóa trọng điểm trong đây. Ngoài ra nó cần liên quan đến bài viết chủ đạo, truyền tải được thông điệp mà bạn muốn mang đến cho khách hàng.

Ví dụ: https://dichvuSEO.vn

2. Tối ưu Title

Người xem sẽ click vào những tiêu đề hay, hấp dẫn và đúng với mục tiêu mà họ đang tìm kiếm. Còn về góc độ công cụ tìm kiếm thì tối ưu Title sẽ giúp công cụ crawl dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn. Nó hiểu được nội dung bài viết và được đánh giá cao.

Trước đây, chỉ cần đặt từ khóa vào trong title thôi cũng có khả năng lên Top. Nhưng hiện nay Google xây dựng thủ thuật cao hơn, làm giảm tầm quan trọng của từ khóa trong tiêu đề. Nên việc đặt từ khóa ở vị trí nào cũng cần được tính toán. Ở vị trí đầu tiên của title là tối ưu nhất.

3. Tối ưu H1

Title và H1 là hai tiêu đề khác nhau. Khi tối ưu H1 cần tạo sự đa dạng, liên quan và hướng đến người dùng nhiều nhất. H1 cần chứa từ khóa SEO trọng điểm, bao hàm nội dung bài viết và chỉ có 1 thẻ H1 duy nhất, tất cả các thẻ khác là thẻ H2, H3…

4. H2-3 trong onpage SEO

Ngoài thẻ H1 thì các thẻ H2-H3 cũng cần được tối ưu:

• Ngắn gọn,thể hiện nội dung của đoạn văn

• Triển khai nhiều sub-heading

• Không quá nhồi nhét từ khóa

• Chú trọng H2, H3 ảnh hưởng đến SEO nhiều hơn các thẻ H4, H6…

5. TOC (Table of content)

Đây gọi là mục lục. TOC (Table of content) cần tạo sự khác biệt tối ưu về trải nghiệm cho người dùng. Như mục lục được phân loại rõ ràng, như bạn xem một quyển sách có mục lục dễ theo dõi.

Hiện nay, Thuật toán của Google cũng rất thích TOC. Một bài viết có phân loại mục lục chi tiết, sắp xếp khoa học nhìn đẹp mắt luôn được điểm cao hơn.

6. Số lượng chữ

Trước đây, bài viết không cần quá dài, nội dung sáng tạo không trùng lặp là được. Nhưng hiện nay, do SEO đang tràn lan nhiều đối thủ cạnh tranh nên số lượng chữ cũng cần phải đạt tối ưu. Bài viết trên 1000 chữ trở lên, nhất là bài viết SEO chính cần dài đến 2000 chữ trở lên thì SEO mới lên Top được. Cần đảm bảo chất lượng không viết dài lan man, không nhồi nhét từ khóa quá mức dễ bị spam.

Những bài dài được chia sẻ nhiều có độ chuyên sâu cao. Thời gian người dùng ở lại trên trang cũng cao hơn.

7. In đậm key

Cần làm nổi bật bài viết như In đậm từ khóa trong bài viết, mật độ từ 1-3%, không quá nhiều. Phân bố đều ở Title, H1, H2, trong các đoạn văn. Cần tối ưu bài viết có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

8. Semantic keywords

Đây là những từ khóa giúp người dùng hiểu được chủ đề bài viết hơn. Trong mỗi chiến dịch sẽ có khoảng 10-20 từ Semantic keywords chèn vào bài viết của web.

Ví dụ bạn SEO từ khóa Microsoft thì những Semantic keywords có thể chèn vào gồm:

Người sáng lập

Hệ điều hành Window

Nó giúp người đọc hiểu rõ hơn ngữ cảnh khi nói đến Microsoft là nói đến hệ điều hành hay người sáng lập ra nó.

9. Hình ảnh trong SEO onpage

Hình ảnh trong SEO onpage
Hình ảnh trong SEO onpage

Không chỉ tối ưu keyword mà hình ảnh cũng cần tối ưu về:

• Tên ảnh không dấu, có (-) giữa các từ

• Tối ưu SEO onpage tags cho ảnh

• Meta trong hình phải được điền đầy đủ

Nếu không tối ưu thì các Bot sẽ không nhận biết được hình ảnh có nội dung gì. Được tối ưu thì hình ảnh lên Top nhanh hơn.

10. Tối ưu Meta description

Nhiều người khi SEO onpage thường copy nguyên đoạn mở đầu bài viết vào Meta description. Trong khi đoạn này thường là đoạn ngắn, dưới 156 ký tự nhiên bạn phải viết câu sao cho thật chuẩn, hay và tóm gọn được Đại ý của bài.

Xu hướng SEO năm nay không quan trọng hóa việc có từ khóa trong meta hay không. Thay vào đó là tối ưu CTR cho bài viết.

11. Tối ưu Readability

Readability là khả năng người đọc tiếp nhận được thông tin gì trong bài viết của bạn. Nếu bài viết hay sẽ kéo về thời gian đọc, ở lại trên trang lâu, tỉ lệ chuyển đổi cao, tỉ lệ thoát thấp.

Chính vì vậy, cần tối ưu tiêu chí này, giúp tỉ lệ thoát giảm, tỉ lệ chuyển đổi cao và web thân thiện với công cụ tìm kiếm.

12. Đầu tư chuyên sâu vào Content

Google rất thông minh khi đánh giá các bài viết có độ chuyên sâu cao. Ví dụ trong một chủ đề lớn thì bạn cần phải có các chủ đề con. Nó giống như phàn TOC mà bạn tạo ra cho bài viết để người đọc dễ theo dõi hơn.

Ví dụ bạn cần SEO cho từ khóa: SEO là gì?

Các chủ đề con của nó sẽ là: Nghề SEO là gì/ Lưu ý khi làm SEO, các công việc SEO,….

Khi triển khai bài viết thì thiết lập sự liên quan và mạch lạc. Muốn tạo chuyên sâu cho bài viết thì bạn nên học khóa học SEO để biết cách viết bài được Google đánh giá cao nhất.

13. Featured Snippet

Featured Snippet là đoạn thông tin ngắn hiện ra ngay sau khi bạn truy vấn một từ khóa nào đó. Nó chứa nội dung trích ra từ một đoạn của bài viết.

Ví dụ là khái niệm, tiêu đề hay hình ảnh….

Trong SEO onpage, Featured Snippet nằm ở vị trí top 0, nằm trên bài viết top 1. Bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy rất nhiều khi tra cứu thông tin rồi. Nó thường đặt trong một khung (box) của công cụ tìm kiếm.

Ưu điểm của nó là vị trí top 0 sẽ tăng uy tín thương hiệu cũng như độ hiển thị của web. Bạn se có nhiều traffic hơn. Tối ưu được tiêu chuẩn này thì bạn đã quá đỉnh trong nghệ thuật SEO.

14. Internal link and Outbound link

Internal link là việc bạn chèn ngay link của bài viết trên trang, giúp Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn.

Outbound Link là việc bạn đưa người đọc đến liên kết khác ngoài web.

Mục đích để Google hiểu được website của bạn, xây dựng mối liên hệ với các trang web khác. Tăng độ tin tưởng của Google lên web của bạn.

15. Tốc độ load

Google đưa tốc độ load thành một tiêu chí để xếp hạng website. Do vậy bạn cần cải thiện tốc độ tải trang khi người dùng sử dụng máy tính hay điện thoại thông minh.

Phương pháp tối ưu SEO onpage tốc độ đa dạng như:

• Giả kích thước các file bằng phần mềm nén như Gzip

• Không làm vỡ hình khi lên web

• Tối ưu code( bỏ bớt dấu cách, dấu chấm, phẩy… để giảm CSS, HTML tăng tốc độ trang

• Hạn chế Redirect

Bạn có thể kiểm tra tốc độ website bằng công cụ của Google Pagespeed Insights và công cụ GTmetrix

16. Tăng trải nghiệm trên Mobile

Bạn cần thiết kế, tối ưu website thân thiện cả trên phần mềm thiết bị Mobile. Đây là kỹ thuật SEO onpage bắt buộc cần phải có trong xu hướng SEO hiện đại. Bởi trên 60% người dùng sử dụng điện thoại để truy cập thông tin mỗi ngày.

Để tối ưu web trên Mobile bạn cần tối ưu AMP – tốc độ tải trang trên di động. Loại bỏ form đăng ký nặng, gây phiền toái cho người đọc.

17. 301 Redirect

Khi bạn muốn đổi URL của trang rất dễ rơi vào tình trạng 404 not. Người dùng không tìm thấy trang của bạn. Chưa kể nó còn ảnh hưởng đến cấu trúc website mà bạn tối ưu trước đó.

Nếu muốn đổi URL, rút ngắn nó bạn nên dùng 301 redirect các URL cũ sang URL mới. Nếu web đã lên top rồi tốt nhất không nên động vào URL làm chi cho phiền toái.

18. Social Share

Số lượng share bài viết, trang web sẽ đánh giá đến chất lượng của chính website đó. Google đánh giá cao đặc điểm này. Do vậy, SEO onpage chuẩn bạn nên cài đặt các tính năng Social Share trong mỗi bài viết của mình. Nếu bài hay, hấp dẫn thì khả năng được chính người dùng chia sẻ lên sẽ rất tốt.

KẾT LUẬN

Trên đây là các tiêu chuẩn nòng cốt phục vụ cho việc SEO onpage của bạn tốt hơn. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để giúp cho website của mình lên Top cao nhất.

Nếu bạn muốn tìm kiếm dịch vụ SEO web chuyên nghiệp thì đừng quên Viking Software nhé. Chúng tôi sẵn sàng đưa web của bạn lên vị trí cao nhất với nhiều lượt traffic nhất có thể. Ngoài ra còn có các khóa học

SEO chuyên nghiệp dành cho bạn muốn nâng cao kiến thức, đúc kết kinh nghiệm làm SEO cho mình.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Hãy bấm vào ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình / 5. Số phiếu bầu:

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Content Protection by DMCA.com